Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất Đế_quốc_Nhật_Bản

Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất

Chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất, các trận chiến chính và các cuộc hành quânĐại Mãn Châu, Mãn Châu (ngoài) thuộc Nga là khu vực phía trên bên phải với màu đỏ tươi; Bán đảo Liêu Đông có hình mũi nhọn vươn vào biển Hoàng HảiĐô đốc Hải quân, Bá tước Togo Heihachiro, chỉ huy trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhấtĐô đốc hải quân, Nam tước Goro Ijuin

Trước khi tham dự vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, sau khi được thành lập sau cuộc Minh Trị Duy tân, Đế quốc Nhật Bản đã tham gia 2 cuộc chiến quan trọng. Cuộc chiến thứ nhất là Chiến tranh Nhật-Trung thứ nhất xảy ra giữa thời kỳ 18941895. Cuộc chiến này chủ yếu là xung quanh việc tranh giành quyền kiểm soát và ảnh hưởng đối với nhà Triều Tiên. Một cuộc nổi loạn của nông dân đã dẫn tới việc triều đình Triều Tiên thỉnh cầu Trung Quốc gửi quân qua Triều Tiên để ổn định tình hình. Đế quốc Nhật Bản đáp trả bằng cách gửi quân Nhật qua Triều Tiên và dựng nên một triều đình bù nhìn ở kinh đô Seoul. Trung Quốc phản đối, và chiến tranh nổ ra. Quân Nhật đánh bại quân Trung Quốc ở bán đảo Liêu Đông và gần như phá tan hải quân Trung Quốc tại Trận chiến sông Nha Lục. Trung Hoa bị buộc phải ký vào Hiệp ước Shimonoseki, nhường nhiều phần của Mãn Châu và đảo Đài Loan cho Nhật Bản (xem Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản). Hiệp ước cũng thiết lập quyền tối cao của Nhật Bản tại Trung Hoa trong 50 năm sau.

Chiến tranh Nga-Nhật

Bài chi tiết: Chiến tranh Nga-Nhật

Chiến tranh Nga-Nhật là một cuộc xung đột tranh giành quyền kiểm soát Triều Tiên và một số vùng của Mãn Châu giữa Đế quốc Nhật Bản với Đế quốc Nga xảy ra trong giai đoạn 1904-1905. Cuộc chiến này có ý nghĩa quan trọng do đây là cuộc chiến hiện đại đầu tiên mà một nước châu Á đánh bại một cường quốc châu Âu và đã giúp nâng cao hình ảnh và vị thế nước Nhật trên chính đàn quốc tế. Cuộc chiến được đánh dấu bằng việc Nhật xóa bỏ được quyền lợi của Nga tại Triều Tiên, Mãn Châu và Trung Quốc. Đáng kể là bán đảo Liêu Đông, bị kiểm soát bởi thành phố cảng Lữ Thuận (旅順口, cảng Arthur). Thoạt đầu, trong hiệp ước Shimonseki, cảng Lữ Thuận đã được nhượng cho Nhật.

Đại Chính Thiên hoàng, vị Thiên hoàng thứ hai của đế quốc Nhật Bản

Phần này của hiệp ước bị các nước lớn ở phương Tây bác bỏ, cảng được chuyển cho Đế quốc Nga, tăng thêm quyền lợi của Nga trong khu vực. Những quyền lợi này xung đột với quyền lợi của Nhật Bản. Cuộc chiến bắt đầu với một cuộc tấn công bất ngờ của Nhật vào hạm đội Đông Nga đóng ở cảng Lữ Thuận, tiếp theo là Trận Hải chiến cảng Lữ Thuận. Các đơn vị Nga cố gắng trốn chạy đã bị đánh bại thê thảm tại trận chiến Hoàng Hải bởi lực lượng hải quân Nhật do Đô đốc Togo Heihachiro chỉ huy. Một năm sau, hạm đội Baltic của Nga đã đến đây nhưng cũng bị tiêu diệt ở Hải chiến Đối Mã. Tuy đối với Nga, chiến trận trên bộ không có kết quả thảm hại đến như vậy và quân Nga đông hơn người Nhật, 300.000 so với 220.000 nhưng quân đội Nhật đã đánh mạnh hơn nhiều so với đối phương Nga và giành được một lợi thế chính trị mà lợi thế này kết hợp với Hiệp ước Portsmouth được đàm phán với Tổng thống Theodore RooseveltHoa Kỳ. Kết quả là, đế quốc Nga mất một nửa đảo Sakhalin, cũng như nhiều quyền khai khoáng tại Mãn Châu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế_quốc_Nhật_Bản http://www.dutcheastindies.webs.com/index.html http://www.dutcheastindies.webs.com/nagumo.html http://cidc.library.cornell.edu/dof/japan/japan.ht... http://filebox.vt.edu/users/jearnol2/MeijiRestorat... http://www.ndl.go.jp/constitution/e/etc/history05.... //www.jstor.org/stable/1025496 http://www.worldcat.org/title/making-of-modern-jap... http://www.worldcat.org/wcpa/oclc/46731178 https://www.youtube.com/watch?v=6_zgYqi6GRo https://archive.org/details/makingofmodernja00jans